Bí tiểu ở sản phụ sau sinh

(suckhoedoisong.vn) - Bí tiểu ở sản phụ sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp, có khoảng 15% các bà mẹ sau sinh rơi vào tình trạng bí tiểu. Tuy không gây nguy hiểm nhưng khiến cho sản phụ khó chịu về vận động và cảm giác lo lắng.

Thế nào là bí tiểu sau sinh?

Thông thường sau khi sinh 2 - 4 giờ sản phụ có thể đi tiểu, nếu khoảng 1 - 2 ngày sản phụ có cảm giác buồn đi tiểu nhưng lại không đi tiểu được. Khiến cho sản phụ có cảm giác căng tức và khó chịu. Khám lâm sàng thấy có khối cầu bàng quang, ấn vào cảm giác căng tức. Sau khi được hướng dẫn tập đi tiểu như ngồi theo tư thế tự nhiên, đắp ấm trên bụng vùng dưới rốn và mở vòi nước cho chảy từ từ nhưng sản phụ cũng không tự đi tiểu được.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân nhưng thông thường thì khi sản phụ sinh con trong chuyển dạ sinh, khi ngôi thai xuống thấp, thường là đầu thai nhi đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu làm bàng quang căng giãn, khi giãn nhiều làm mất trương lực, làm co thắt cơ cổ bàng quang gây nên hiện tượng bí tiểu.

Bí tiểu ở sản phụ sau sinh 1 Kiểm tra sức khỏe cho sản phụ sau sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: T.Hà

Ngoài ra, trường hợp trong lúc sinh phải cắt tầng sinh môn để giúp cho đầu thai nhi sinh ra được dễ dàng, sau sinh phải khâu lại chỗ cắt các vết khâu bị sưng nề làm cho người mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau. Sau khi sinh, bàng quang không nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy gây bí tiểu. Ngoài ra khi bí tiểu, động tác thông tiểu nhiều lần gây viêm bàng quang, làm cho triệu chứng bí tiểu thể hiện rõ.

Cách xử trí

Đầu tiên sản phụ cần tập đi tiểu để tạo lại phản xạ tự nhiên, kết hợp với chườm ấm vùng bụng dưới rốn, uống nhiều nước. Nếu tình trạng không cải thiện sản phụ cần đến cơ sở y tế bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể như cho dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, thuốc kháng viêm chống phù nề chèn ép vào cổ bàng quang và nguyên tắc sau cùng hỗ trợ tăng cường trương lực bàng quang giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại bình thường…

Có phòng tránh được không?

Sau khi sinh, người mẹ cần sớm vận động nhẹ nhàng, tập rặn tiểu bình thường theo tư thế tiểu tự nhiên. Không nên lo sợ đau đớn đối với vết khâu tầng sinh môn mà nín tiểu, Uống nhiều nước, vệ sinh vùng âm hộ sạch sẽ bằng nước sạch và dung dịch rửa vệ sinh phụ khoa. Luôn luôn giữ khô vùng âm hộ, tránh nhiễm khuẩn vết khâu tầng sinh môn.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

Phụ nữ ăn kiêng giảm béo có thể bị vô sinh

Hiện nay, ăn chay trở thành thói quen đối với nhiều người nhất là đối với những chị em phụ nữ có thân hình không được mảnh mai. Những phụ nữ này hy vọng ăn nhiều các loại rau, củ, quả sẽ giúp họ thon gọn hơn.

Các nhà khoa học cho biết, những người ăn kiêng sẽ ít bị ung thư hơn. Tuy nhiên thói quen này không phải là lựa chọn tốt nhất. Theo chứng minh của các chuyên gia về y học đã nghiên cứu và chứng minh rằng nếu phụ nữ thường xuyên ăn chay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc tiết hoóc môn trong cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh.

Theo nghiên cứu, cứ 6 cặp vợ chồng thì có 1 cặp trục trặc trong chuyện sinh nở và có những bằng chứng cho thấy vấn đề sẽ trầm trọng hơn bởi chế độ ăn kiêng. Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn nhiều đậu tương (món ăn chính của người ăn kiêng bởi vì nó cung cấp protein) có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

Các nhà nghiên cứu cho biết hợp, chất genistein có trong tất cả các sản phẩm có chứa đậu tương, chất genisteinsẽ ngăn cản không cho tinh trùng bơi đến trứng. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo phụ nữ nên hạn chế ăn đỗ tương trong giai đoạn muốn thụ thai khoảng 1 tháng.

Thực tế, rau quả và những loại thực phẩm nhiều chất xơ sẽ rất có hiệu quả trong việc giảm cân. Tuy nhiên nếu thường xuyên ăn chay, cơ thể sẽ thiếu vitamin B12 và các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt. Những phụ nữ đã qua tuổi 30, khả năng sinh nở cũng theo tuổi tác mà giảm dần vì vậy nếu ai còn muốn sinh con thì nên thận trọng trong việc điều chỉnh chế độ ăn chay.

Do vậy, nếu bạn muốn ăn kiêng để giảm cân thì tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo đời sồng chăn gối của vợ chồng.

Cách nhận biết vô sinh ở phụ nữ

Vô sinh - hiếm muộn là hiện tượng nữ giới gặp khó khăn trong vấn đề sinh sản hoặc là không thể sinh được con. Dưới đây là những triệu chứng cơ bản của phụ nữ vô sinh.

Chu kỳ kinh nguyệt: Nếu người nào có chu kỳ không đều, quá ngắn hoặc quá dài (ít hơn 24 ngày, hoặc nhiều hơn 35 ngày) phải đi gặp bác sĩ ngay để phát hiện và điều trị vô sinh sớm. Lượng máu ở mỗi chu kỳ quá nhiều và kéo dài: Thông thường, kinh nguyệt chỉ kéo dài khoảng 3 - 7 ngày, kéo dài hơn được coi là bất thường và nếu hầu như chu kỳ nào bạn cũng bị như thế thì rất có thể đó là dấu hiệu sớm của vô sinh.Mất cân bằng nội tiết: Hoóc môn điều tiết hệ thống sinh sản của cơ thể xảy ra sự mất cân bằng nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Các triệu chứng vô sinh sau đây có liên quan với sự mất cân bằng nội tiết và có thể là một dấu hiệu của buồng trứng đa nang: mụn trứng cá mãn tính, thường xuyên strees....

Các triệu chứng đau: Đau khi giao hợp, đau vùng chậu có thể mắc một số bệnh như  u xơ, bệnh viêm vùng chậu, hư hỏng tử cung, hoặc khuyết tật bẩm sinh tử cung và âm đạo, đau và phình nhỏ ở bụng dưới.Nhiễm trùng: Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể là bệnh viêm vùng chậu hay các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng sinh miễn dịch.

Chẩn đoán và ngăn ngừa hiếm muộn ở phụ nữ

- Thời điểm đi khám là ngay sau khi sạch kinh, để có đủ thời gian làm hết các xét nghiệm thăm dò.

- Siêu âm, chụp tử cung vòi trứng vào nửa đầu của vòng kinh.

- Chú trọng đến việc làm vệ sinh, nhất là trong thời gian có kinh nguyệt.

- Phòng và chữa ngay các bệnh viêm đường sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo).

- Phòng các bệnh lây qua đường tình dục.

- Quan hệ tình dục lành mạnh, không nạo hút thai nhiều lần.

Theo VNMedia

Để an toàn và giảm đau khi đẻ

(suckhoedoisong.vn) - Đau đẻ là một phản xạ có điều kiện. Thực tế cho thấy ai đẻ cũng đau. Tuy nhiên, có người ngưỡng chịu đau tốt và có người ngưỡng chịu đau yếu hơn. Vậy đau đẻ do đâu? Làm gì để giảm đau khi đẻ?

Khi đẻ tử cung của sản phụ có những cơn co bóp giúp thai nhi di chuyển từ trên bụng xuống khung chậu và xổ ra ngoài qua âm hộ. Ban đầu các cơn co ngắn, nhẹ và thưa, sản phụ chỉ cảm thấy tử cung cứng một chút, sau đó cơn co mau dần, từng cơn và kéo dài. Chính các cơn co đó đã gây đau từng cơn cho sản phụ. Có người khi đau la thét quằn quại, thậm chí lên cơn hoảng loạn, tình trạng này hay gặp ở người đẻ con so. Nhưng cũng có người khi đẻ không hề rên rỉ kêu la mà chỉ thấy đau buốt lưng và khi thai sổ sẽ thấy đau hơn do khung chậu giãn ra để thai xuống.

 

 Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Để giúp sản phụ đỡ đau khi đẻ, gần đây tại các bệnh viện chuyên khoa sản đã áp dụng một số phương pháp như tiêm thuốc (tuy nhiên biện pháp này cũng có những tác dụng phụ không mong muốn cho cả mẹ và con). Một phương pháp tâm lý được áp dụng rộng rãi đã cho thấy rõ tác dụng giúp đẻ đỡ đau và an toàn. Qua theo dõi các sản phụ khi chuyển dạ, sản phụ nào có lòng tin ở thầy thuốc và cơ sở y tế hoặc được thầy thuốc tiếp đón, đối xử thân mật, tư vấn đầy đủ về quá trình đẻ, được hướng dẫn các động tác giảm bớt đau thì họ vượt cạn một cách dễ dàng. Vì vậy, chị em mang thai lần đầu nên theo học những lớp chăm sóc trước sinh tại bệnh viện sản khoa để được hướng dẫn về quá trình đẻ diễn biến ra sao và cần biết làm gì khi có cơn co tử cung.

 

Đặc biệt hướng dẫn cách thở đúng ở thời kỳ chuyển dạ và rặn đẻ. Cụ thể khi không có cơn co thì đi lại nhẹ nhàng trong phòng, có thể làm động tác đánh (vỗ) hông theo hướng dẫn của nữ hộ sinh giúp cho cuộc chuyển dạ mau tiến triển, nếu nằm nghỉ thì nên nằm nghiêng, thở đều, thở sâu, khi có cơn co thì thở nhanh kết hợp xoa nhẹ vùng xương cùng cụt; khi cần rặn đẻ thì nên làm những động tác gì, khi không cần rặn nữa thì cần làm gì... Chị em học lớp này sẽ được tập dượt thực hành các động tác cần thiết đó và như vậy cuộc để sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

 

Tuy nhiên, để sinh đẻ an toàn, khi mang thai chị em cần thực hiện dinh dưỡng phù hợp và khám thai định kỳ phát hiện những bất thường của thai và mẹ để tiên lượng cuộc đẻ chính xác. Nếu bà mẹ có các bệnh lý như tim mạch, hen phế quản, tiểu đường, nhiễm độc thai cần được quản lý và điều trị theo dõi chặt chẽ, phối hợp giữa bác sĩ chuyên khoa và cần đăng ký đẻ ở bệnh viện chuyên khoa sản để được xử trí đúng thuốc cũng như phẫu thuật nếu cần và chăm sóc sơ sinh khi có bất thường.

BS. Ngọc Anh